Tuần 2_Tháng 11
Điểm: 3
Diện tích tam giác được tính theo công thức sau: S=(a × ha)/2. Trong đó a là cạnh đáy, ha là đường cao vuông góc với cạnh a.
Yêu cầu: Cho biết S. Hãy tìm độ dài nguyên của cạnh a và đường cao ha sao cho ha lớn nhất có thể.
Dữ liệu vào: nhập số thực S(0<S≤10^9).</p>
Kết quả: in ra độ dài nguyên của a và ha tìm được.
Ví dụ:
DCTAMGIAC.INP
3.5
DCTAMGIAC..OUT
1 7
Điểm: 3
Trong số học, số phong phú là các số mà tổng các ước số của số đó (không kể chính nó) lớn hơn số đó. Ví dụ, số 12 có tổng các ước số (không kể 12) là 1 + 2 + 3 + 4 + 6 = 16 > 12. Do đó 12 là một số phong phú. Bạn hãy lập trình đếm xem có bao nhiêu số phong phú trong đoạn [L,R].
Dữ liệu vào: Từ tệp văn bản SOPP.INP gồm 2 số L,R (1 ≤ L≤ R <= 10^5)
Kết quả: Ghi vào tệp văn bản SOPP.OUT gồm một số nguyên duy nhất là số số phong phú thuộc [L,R].
Ví dụ:
SOPP.INP
1 50
SOPP.OUT
9
Giải thích:Từ 1 đến 50 có 9 số phong phú là:12, 18, 20, 24, 30, 36, 40, 42, 48
Điểm: 2
Cho một dãy gồm n số nguyên dương A1,A2,…A_n.
Yêu cầu: Đếm xem có bao nhiêu dãy con gồm các phần tử liên tiếp nhau có tổng bằng k?
Dữ liệu vào: gồm:
+ Dòng đầu ghi hai số nguyên dương n và k (n≤10^6,k≤10^9)
+ Dòng thứ hai ghi dãy số A_1,A_2,…A_n các số trong dãy không vượt quá 1000
Kết quả: Ghi ra tệp văn bản SUMK.OUT một số duy nhất là kết quả của bài toán.
Ví dụ:
SUMK.INP
5 7
1 2 4 1 8
SUMK.OUT
2
Điểm: 2
Một dãy số được gọi là dãy tăng giảm khi và chỉ khi tồn tại một vị trí i
sao cho a1<a2<⋯<ai>⋯>a(n-1)>an
Yêu cầu: Cho một dãy gồm n số, hãy tìm dãy con liên tiếp dài nhất là dãy tăng giảm.
Dữ liệu vào:
Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương (n≤10^6).
Dòng thứ hai ghi n số nguyên (ai≤10^9).
Kết quả: in độ dài của dãy con tìm được.
Ví dụ:
DAYTG.INP
4
1 3 2 4
DAYTG.OUT
3